Biến thể của từ Từ

Trong hoạt động của mình, một số từ tiếng Việt có thể có biến động về cấu trúc. Tuy nhiên, cần nói rằng đó không phải là những biến dạng theo nguyên tắc hình thái học như các dạng thức khác nhau của từ trong ngôn ngữ biến hình. Ở đây chúng thường chỉ được coi là dạng lâm thời biến động hoặc dạng "lời nói" của từ. Có nghĩa rằng, những biến động ấy không đều đặn, không thường xuyên ở tất cả mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra ở một số từ trong một số trường hợp sử dụng mà thôi. Đại thể có những dạng biến động như sau:

Biến một từ có cấu trúc lớn, phức tạp hơn sang cấu trúc nhỏ, đơn giản hơn. Thực chất đây là sự rút gọn một từ dài thành từ ngắn hơn. Ví dụ:

ki-lô-gamki lô/ ký lô
(ông) cử nhân(ông) cử
(ông) tú tài(ông) tú

Xu hướng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đều đặn ở mọi từ, và nhiều khi chỉ vì lý do tiết kiệm trong ngôn ngữ. Không phải ngày nay tiếng Việt mới có hiện tượng rút gọn như vậy, mà những cặp từ song song tồn tại giữa một bên là từ đa tiết với một bên là từ đơn tiết chứng tỏ rằng hiện tượng này đã có từ lâu. Chẳng hạn:

ve veve
bươm bướmbướm
đom đómđóm (1)

Rất nhiều tên gọi các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, các danh nhân, địa danh... trong tiếng Việt ngày nay đã được rút gọn lại như vậy

Đảng Cộng sản Việt NamĐảng
hợp tác xãhợp

Xu hướng biến đổi một từ đơn giản thành một từ có cấu trúc phức tạp hơn, trong tiếng Việt hiện nay không thấy có. Rất có thể vì nó trái với nguyên tắc tiết kiệm mà người sử dụng ngôn ngữ thường xuyên phải tính đến.

Lâm thời phá vỡ cấu trúc của từ, phân bố lại yếu tố tạo từ với những yếu tố khác ngoài từ chen vào. Ví dụ:

khổ sởlo khổ lo sở
ngặt nghẽocười ngặt cười nghẽo
danh lợi

+ ham chuộng

ham danh chuộng lợi

Sự biến đổi theo kiểu này rất đa dạng, nhằm nhiều mục đích. Cũng có khi người nói, với dụng ý ít nhiều mang tính chơi chữ, đã phá vỡ cấu trúc từ để dùng yếu tố tạo từ với tư cách như một từ. Ví dụ:

tìm hiểutìm mà không hiểu
đánh đổđánh mãi mà không đổ...

(1) Đồng không con đóm lập loè (Tản Đà)